Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều lo ngại giữa cộng đồng trong nước và quốc tế về sự tương tác giữa con người và động vật hoang dã; buôn bán động vật hoang dã không bền vững và bất hợp pháp; suy thoái hệ sinh thái; và sự cấp thiết trong việc thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện chính sách trong tương lai để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách bảo tồn. Trong khi các chính sách mới nhằm phục hồi sau COVID đang được phát triển, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế khuyến khích những đánh giá khoa học về hiệu quả của các chính sách, các dự án bảo tồn động vật hoang dã trong quá khứ và hiện tại cũng như tác động của COVID nhằm cung cấp thêm dữ liệu cho quá trình ra quyết định. Nghiên cứu này được đưa ra nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trên.
Dựa trên kết quả rà soát tài liệu thứ cấp về thực trạng quản lí và bảo tồn động vật hoang dã, sử dụng các nghiên cứu điểm và thu thập ý kiến của các chuyên gia từ đối thoại chính sách quốc gia về quản lí và bảo tồn động vật hoang dã, báo cáo này phân tích tác động của COVID đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã, cơ hội và thách thức để nâng cao hiệu quả của các chương trình bảo tồn trong hiện tại và tương lai, đồng thời đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn sau đại dịch.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đại dịch COVID đã tạo ra nhiều tác động đa chiều đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã trên toàn cầu và ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều tác động tích cực đã được ghi nhận như cam kết chính trị của các nhà hoạch định chính sách trong việc tăng cường các chính sách bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, các thỏa thuận song phương cung cấp các nguồn tài chính để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ngày càng được chú trọng, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp vẫn còn diễn ra rộng rãi trên cả nước. Giám sát buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới ngày càng trở nên khó khăn và kinh phí cho công tác bảo tồn cũng bị cắt giảm đã gây nhiều trở ngại cho việc thực hiện hiệu quả các chính sách bảo tồn động vật hoang dã. Các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc tất cả các mối quan tâm của các bên liên quan khi đưa ra quyết định về quản lí và bảo tồn về động vật hoang dã, xây dựng các chính sách liên ngành, xuyên biên giới và theo cách tiếp cận cảnh quan, giải quyết các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng, nâng cao năng lực cho các bên có liên quan và đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn.
Dựa trên kết quả rà soát tài liệu thứ cấp về thực trạng quản lí và bảo tồn động vật hoang dã, sử dụng các nghiên cứu điểm và thu thập ý kiến của các chuyên gia từ đối thoại chính sách quốc gia về quản lí và bảo tồn động vật hoang dã, báo cáo này phân tích tác động của COVID đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã, cơ hội và thách thức để nâng cao hiệu quả của các chương trình bảo tồn trong hiện tại và tương lai, đồng thời đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn sau đại dịch.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đại dịch COVID đã tạo ra nhiều tác động đa chiều đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã trên toàn cầu và ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều tác động tích cực đã được ghi nhận như cam kết chính trị của các nhà hoạch định chính sách trong việc tăng cường các chính sách bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, các thỏa thuận song phương cung cấp các nguồn tài chính để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ngày càng được chú trọng, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp vẫn còn diễn ra rộng rãi trên cả nước. Giám sát buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới ngày càng trở nên khó khăn và kinh phí cho công tác bảo tồn cũng bị cắt giảm đã gây nhiều trở ngại cho việc thực hiện hiệu quả các chính sách bảo tồn động vật hoang dã. Các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc tất cả các mối quan tâm của các bên liên quan khi đưa ra quyết định về quản lí và bảo tồn về động vật hoang dã, xây dựng các chính sách liên ngành, xuyên biên giới và theo cách tiếp cận cảnh quan, giải quyết các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng, nâng cao năng lực cho các bên có liên quan và đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn.
Authors:
Trịnh, T.M.; Pham, T.T.; Phạm, V.T.; Cao, N.L.; Trần Ngọc, M.H.; Nguyễn Thị, V.A.; Nguyễn Thị, T.A.; Tăng Thị, K.H.; Nguyễn, V.T.; Gray, R.J.
Subjects:
wildlife conservation, wildlife management, pandemic, development policy, conservation
Publication type:
Paper-UR, Publication
Year:
2021