Thông điệp chính
- Đa dạng sinh học và động vật hoang dã đang chịu áp lực ngày càng lớn do nạn phá rừng và buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Việt Nam.
- Rất nhiều các chính sách và dự án bảo tồn động vật hoang dã đã và đang được thực hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách và chương trình dự án này bị hạn chế bởi các chính sách thiếu rõ ràng và nhất quán, thiếu kinh phí, ; việc thực thi pháp luật, theo dõi, giám sát và đánh giá kém hiệu quả. “Những thách thức này cũng ảnh hưởng đến tham vọng thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam:” giải quyết các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng nhằm hướng tới nâng cao đa dạng sinh học và đảm bảo công bằng môi trường, xã hội trở nên khó khăn hơn.
- Mặc dù những vấn đề này đã tồn tại trong nhiều năm, Việt Nam đang có những cơ hội mới để giải quyết chúng khi loại bỏ phương thức tiếp cận ngành đơn lẻ mà thay vào đó là thúc đẩy quản lí dựa vào cảnh quan và sáng kiến “Một sức khỏe”, liên kết đa ngành và xuyên biên giới để giải quyết buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả COVID thông qua đa dạng hóa nhiều công cụ chính sách, đặt chính sách bảo tồn động vật hoang dã làm tâm điểm trong lối sống xanh và thói quen mua sắm bền vững, cũng như tiếp cận các sáng kiến tài chính của quốc gia, khu vực và quốc tế để bù đắp các thiếu hụt tài chính hiện nay.
- Bảo tồn động vật hoang dã bền vững ở Việt Nam đòi hỏi phải tăng cường hợp tác với sự tham gia của các bên liên quan giữa các ngành và xuyên biên giới, áp dụng tiếp cận tổng thể và liên ngành trong việc giải quyết các nguyên nhân cơ bản của nạn mất rừng và suy thoái rừng, đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn sinh học và thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Authors:
Pham, T.T.; Phạm, V.T.; Trịnh, T.M.; Cao, N.L.; Nguyễn Thị, T.A.; Nguyễn Thị, V.A.; Tăng Thị, K.H.; Nguyễn, V.T.
Subjects:
biodiversity, wildlife conservation, trade, illegal practices, law enforcement, landscape conservation
Publication type:
Brief, Publication
Year:
2021